Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

KỸ THUẬT TRỒNG ỚT CHỈ THIÊN

Hình ảnh giống ớt chỉ thiên Nun 2074 thời kỳ ra hoa
HƯỚNG DẪN
KỸ THUẬT TRỒNG ỚT CHỈ THIÊN

Đây là giống ớt khá là cay, được những người nghiền ớt ưa chuộng. Trong tất cả các loại ớt cay thì ớt chỉ thiên dễ trồng, bởi đặc tính của loài cây trồng là không kén đất có thể trồng trên đất bãi, đất đồi hay đất ruộng. Nhưng tốt nhất nên trồng ớt trên đất bãi hàng năm, có ngập phù sa hay đất trồng trong đồng với độ màu mỡ tốt hoặc khá, có hệ thống thoát nước, có khả năng giãi nắng.
1. Thời vụ tốt nhất để gieo trồng ớt chỉ thiên
Ớt chỉ thiên phát triển tốt nhất ở vụ thu đông thưởng được gieo vào tháng 6 - 7, vào tháng 8 - 9 dương lịch, vụ đông xuân thường được gieo vào tháng 11 - 12, trồng vào tháng 1 - 2. Vào thời điểm tháng 10 thường là mùa mưa bão ở miền Trung, và cả miền Nam nên đây là giai đoạn khan hiếm ớt, vì vậy để bán giá cao, đồng thời dễ tiêu thụ và đạt năng suất hiệu quả kinh tế cao nhất, nên chọn gieo cây con vào tháng 6 trồng ra ruộng vào tháng 7.
2. Chuẩn bị đất
-       Đất trồng ớt: yêu cầu phải tơi xốp, thoát nước tốt
-       Làm sạch cỏ, rải vôi bột, cày ải phơi đất từ 10-15 ngày
-       Lên líp: chiều rộng từ 1 – 1,2m, cao từ 20 – 30cm, khoảng cách giữa 2 líp từ 0,4 – 0,5m
3. Gieo trồng ớt chỉ thiên
Hạt giống đem ngâm bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (52oC) trong khoảng 30 phút, sau đó vớt ra hong khô dưới ánh sáng mặt trời. Đem gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để phòng ngừa sâu, bệnh hại. Khi cây có từ 4-5 lá thật (28-32 ngày sau gieo) thì đem cây con ra trồng.
Khoảng cách trồng : cây cách cây 30 – 40 cm, hàng cách hàng 50 cm (tương đương 3.500 – 5.000 cây/1.000 m2).
Chú ý: Nên trồng vào chiều mát, rải thuốc hạt Vibasu 10H (0,5 – 1 kg/1.000 m2) ngay lỗ trồng để phòng ngừa dế và côn trùng gây hại cây con.
4. Quy trình bón phân cho cây ớt: (Lượng bón/1 ha)
Lượng phân bón trung bình (ha): (185 - 210 N); (150 - 180 P2O5); (160 - 180 K2O) kg/ha: 200 kg Urea, 500 kg Supe Lân, 200 kg Clorua Kali (KCl), 120 kg Calcium Nitrat/Ca(NO3)2, 500-700 kg (NPK 16-16-8), 6 - 10 tấn phân gia cầm (hoặc phân chuồng hoai), 1 tấn vôi bột.
* Bón lót: 500 kg Supe Lân + 30 kg KCl + 20 kg Ca(NO3)2, 100-150 kg (16-16-8), 100% phân chuồng và vôi.
Vôi rải đều trên mặt đất trước khi cuốc đất lên liếp, phân chuồng hoai, lân rải trên toàn bộ mặt liếp xới trộn đều. Trong trường hợp trồng phủ rơm, nên bón lót lượng phân nhiều hơn vì phân nằm trong màng phủ ít bị bốc hơi do ánh nắng, hay rửa trôi do mưa.

Lần bón
Giai đoạn
Urea
KCl
NPK
(16 - 16 - 8)
Ca(NO3)2
Lần 1
- Giống thấp cây: 20 - 25 ngày sau khi cấy
- Giống cao cây: 20 ngày sau khi cấy
40 kg
30 kg
100 kg
20 kg
Lần 2
Đậu trái đều: 55 - 60 ngày sau khi cấy
60 kg
50 kg
100-150 kg
20 kg
Lần 3
Bắt đầu thu trái: 80-85 ngày sau khi cấy
60 kg
50 kg
100-150 kg
30 kg
Lần 4
Thúc thu hoạch rộ (đối với ớt sừng dài ngày): 100-110 ngày sau khi cấy.
40 kg
40 kg
100-150 kg
30 kg

Nếu sử dụng màng phủ vén màng phủ lên rãi phân một bên hàng cây, lần bón sau thì rải phía ngược lại hoặc đục lỗ màng phủ giữa 2 gốc cây.
Chú ý:
 + Ớt thường bị thối đuôi trái do thiếu canxi, do đó mặc dù đất được bón vôi đầy đủ trước khi trồng hoặc bón đủ Ca(NO3)2 nhưng cũng nên chú ý phun bổ sung phân Clorua Canxi (CaCl2) định kỳ 7-10 ngày/lần vào lúc trái đang phát triển để ngừa bệnh thối đuôi trái.
 + Nếu không dùng màng phủ, nên chia nhỏ lượng phân hơn và bón nhiều lần để hạn chế mất phân.
Nhằm góp phần tăng năng suất và phẩm chất trái, nhất là trong mùa mưa có thể dùng phân bón lá vi lượng... phun định kỳ 7-10 ngày/lần từ khi cấy đến 10 ngày trước khi thu hoạch.
5.Quy trình chăm sóc
Là một trong những công đoạn quan trọng nhất trong kỹ thuật trồng ớt chỉ thiên để cho năng suất cao nhất.
Trước tiên phải cung cấp lượng nước vừa đủ: Tưới nước đủ ẩm sau khi trồng và cả suốt thời gian sinh trưởng. Điều lưu ý là không tưới quá nhiều nước hay quá ít, ước chừng nước đủ ẩm đất là lượng tốt nhất cho sự sinh trưởng của cây trồng.
Thứ 2: Bón thúc, với 3 lần lúc cây còn hồi xanh, đến trước lúc ra hoa và thu quả lứa đầu tiên. Nên dùng phân đạm và tốt nhất là pha loãng để tưới cho cây trồng. Bón thêm nước phân chuồng ủ mục pha loãng, nếu có điều kiện cũng là cách quan trọng để thúc đẩy sự phát triển sinh sôi nảy nở của cây.
Ngoài nước, phân bón cần chú ý phòng trừ sâu bệnh như các loại sâu khoang, hay bệnh thán thư.
Tỉa nhánh:
Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân nhánh để ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Nên tỉa cành lúc trời nắng, ráo để tránh lây nhiểm bệnh cho ớt.
Làm giàn:
Giàn được làm bằng cây hay dây ni-lông, giàn giữ cho cây đứng vững. dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế sâu bệnh hại.
Mỗi hàng Ớt cắm 2 trụ cây lớn 2 đầu, dùng dây căn dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.
 Thu hoạch
Ớt trồng được 2 tháng thì ra hoa, đến tháng 3 thì thu được lứa quả đầu tiên. Trên 1 cây ớt có nhiều lứa hoa, có quả đang chín, có quà già, có quả chín và có quả non, vì vậy khi thu hoạch tùy vào nơi tiêu thụ gần hay xa để chọn những quả chín hay chín vừa. 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét