Hiển thị các bài đăng có nhãn HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC BVTV. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC BVTV. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018

Hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng phòng trừ bệnh hại cây trồng

02:15 0
Results image for root protection protection

Ở nước ta, thuốc trừ bệnh gốc đồng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, thuốc có tác dụng tốt trong phòng trừ bệnh hại góp phần nâng cao năng suất cây trồng. thuốc trừ bệnh gốc đồng gồm 4 nhóm chính: Copper Oxychloride, Copper Hydroxide, Copper sulfate và Copper citrate. Đây là các nhóm thuốc bảo vệ thực vật được đăng ký sử dụng trên nhiều loại cây trồng.Theo danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam năm 2015, thuốc trừ bệnh gốc đồnghiện có 27 công ty đăng ký 44 loại thuốc thương phẩm để phòng trừ sâu hại trên các loại cây trồng như lúa, cà phê, hồ tiêu, cà chua, khoai tây, bắp cải …trong đó có 27 thuốc thương phẩm đơn chất ( Champion 770 WP, Map – Jaho 77 WP, COC 85 WP, Heroga 6.4SL Vidoc 30 WP,Cuproxat 345 SC, Super cook 85WP…) và 18 thuốc thương phẩm của 16 dạng hỗn hợp giữa với các hoạt chất khác (Kasuran 47 WP, Vroxyl 58 WP, Zincopper 50 WP, Cuprimicin 500 81 WP…)
 
1. Cơ chế tác động của thuốc hoạt chất gốc đồng
Thuốc bảo vệ thực vật hoạt chất gốc đồng là các loại hợp chất vô cơ, có tác động tiếp xúc,  phổ tác dụng  rộng, hầu hết các chế phẩm đều ít tan trong nước, khi tác dụng lên đồng ruộng, dưới tác dụng của CO2­­ trong không khí, axit hữu cơ do nấm bệnh và cây trồng tiết ra, các hợp chất này từ từ tan ra giải phóng ion Cu +, ion Cu + sẽ tác động lên bào tử nấm bệnh. Ion này làm kết tủa hoặc biến tính các protein làm bất hoạt các enzim (đặc biệt là enzim cần có nhóm sulfhydryl để hoạt động rất nhạy cảm với ion Cu +)
 
2. Ưu, nhược điểm của thuốc hoạt chất gốc đồng
* Ưu điểm
- Thuốc thuộc nhóm này ít hoà tan trong nước nên không dễ bị rửa trôi do mưa, ít độc với động vật máu nóng, không ảnh hưởng xấu đến cây trồng, không tích lũy trong đất.
- Độ độc cấp tính thấp, phổ tác dụng rộng nên phòng trừ có hiệu quả được nhiều loại bệnh trên nhiều loại cây trồng như rỉ sắt, nấm hồng, tảo đỏ/cà phê, mốc sương/cà chua, khoai tây, thối nhũn/bắp cải, bạc lá/lúa. Ngoài tác dụng trừ nấm và vi khuẩn còn có hiệu lực cao trên rêu, tảo và là thuốc gây ngán ăn cho côn trùng.
* Nhược điểm

- Khả năng hỗn hợp thấp: Thuốc nhóm Copper Oxychloride (Super cook 85WP)không hỗn hợp được với nhóm thuốc có tính a xít hoặc kiềm; thuốc nhóm Copper citrate (Heroga 6.4SL) không hỗn hợp được với các nhóm thuốc vi sinh.
- Thời gian cách ly tương đối dài: 7 ngày
 
3. Một số sản phẩm hoạt chất gốc đồng sử dụng phổ biến
 Trên cây lúa: Có 17 loại thuốc thương phẩm hoạt chất gốc đồng đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam hiện hành để phòng trừ bệnh như bạc lá, lem lép hạt, đạo ôn, trong đó tại Lâm Đồng có 8 sản phẩm được sử dụng phổ biến gồm Ải vân 6.4 SL, Heroga 6.4 SL, Dupont TMKocide 53.8 WG, Funguran – OH 50 WP, Dosay 45 WP, Newkasuran 16.6 WP, Cuproxat 345 SC, Cuprimicin 500 81 WP
- Trên cây cà phê: Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 9 loại thuốc thương phẩm hoạt chất hoạt chất gốc đồng đăng ký phòng trừ bệnh hại như nấm hồng, tảo đỏ, thán thư, rỉ sắt, thối rễ cà phê, trong đó tại Lâm Đồng có 8 sản phẩm được sử dụng phổ biến gồm  Super cook 85WP, Champion 57.6 DP,  Dupont TM Kocide 53.8 WG, Funguran – OH 50 WP, Map – jaho 77 WP, COC 85 WP, PN – Coppercide 50 WP, Newkasuran 16.6 WP, Cuproxat 345 SC.
- Trên cây cà chua: Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 10 loại thuốc thương phẩm hoạt chất gốc đồng đăng ký phòng trừ bệnh hại, trong đó tại Lâm Đồng có 7 sản phẩm được sử dụng phổ biến gồm Champion 57.6 DP, Dupont TM Kocide 53.8 WG, COC 85 WP, PN – Coppercide 50 WP, Supercook 85 WP, Vidoc 80 WP, Viroxyl 58 WP, Zincopper 50 WP, Cuprimicin 500 81 WP.
Ngoài các cây trồng trên, hoạt chất gốc đồng còn đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam để phòng trừ nhiều loại bệnh hại trên cây khoai tây, bắp cải, hồ tiêu, cây có múi…
 
4. Một số lưu ý khi sử dụng hoạt chất gốc đồng để phòng trừ sâu hại trên các loại cây trồng
- Không hỗn hợp các loại thuốc thuộc nhóm Copper Oxychloride với các nhóm thuốc có tính a xít hoặc kiềm
- Không hỗn hợp các loại thuốc thuộc nhóm Copper citrate với các nhóm thuốc vi sinh.
- Không nên phối hợp thuốc trừ bệnh gốc đồng với phân bón qua lá hoặc chất điều hòa sinh trưởng
- Chỉ nên phối hợp thuốc gốc đồng với các nhóm thuốc có cách tác dụng khác ngoài nhóm có tác dụng tiếp xúc để nâng cao hiệu quả phòng trừ.
- Khi sử dụng thuốc có hoạt chất gốc đồng để phòng trừ dịch hại trên các loại cây trồng cần tuân theo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly theo đúng khuyến cáo trên nhãn.

Một số loại thuốc hiệu quả trên cây trồng chính

02:08 0

1. Cây lúa
- Bệnh đạo ôn: Fuan 40EC, Trizol 20WP, Fuji-One 40EC, Beam 75WP, Tilt super 300ND,Vista, Ninja, Flash 75 WP, Kaisai 21.2 WP, Rabcide 30WP...
Bệnh đạo ôn cổ bông: Các loại thuốc trên song liều lượng cao hơn và phun 2 lần trước và sau trỗ 7 ngày.
- Bệnh bạc lá: Xanthomix 20 WP, Sasa 20 WP, Batocide 12 WP.
 - Khô vằn: Jinggangmeizhu 5 SL, Validacin 3 - 5 L, Vivadomy 3 - 5 D
- Thối thân, thối bẹ, lem lép hạt: Anvil 5SC, Rovrai 50 WP, Daconil 75 WP, Opus 125 SC.
 - Sâu cuốn lá nhỏ: Regent 800 WG, Padan 95 SP, Sattrungdan 90 BTN, Peran 50, 10 EC, Tango 800 WG.
- Sâu đục thân 2 chấm: Regent 800 WG, Padan 95 SP, Sattrungdan 90 BTN.
 - Nhện hại: Comite 73 EC, Otus 5 SC, Dandy 15 EC
 - Rầy nâu: Actara 25 WG, Regent 800 WG, Bassa 50 EC.

2. Cây lạc - Sâu khoang, sâu xanh, câu cấu: Match 50 ND, Polytrin 440 EC, Supracide 20 EC, Kinalux 20 EC, Sherpa 25 EC. - Sâu cuốn lá: Regent 800 WG, Padan 95 SP, Peran 50; 10 EC.
- Rệp hại lạc: Trebon 10 EC, Actara 25WG.
- Bệnh héo vàng: Daconil 75 WP, Vicacben- S 70 BTN, Vicacben 50 HP,
- Bệnh đốm lá (đốm nâu, đốm đen, đốm mạng nhện, gỉ sắt): Tilt Super 300 ND, Tilt 250 ND, Champion 77 WP, Folicur 250 EW.

 3. Cây ngô - Sâu đục thân: Basudin 10H, 5H, Vibam 5H.
 - Rệp cờ: Actara 25WG, Trebon 10 EC - Sâu cắn lá: Regent 800 WG, Peran 50, 10 EC. - Bệnh khô vằn: Jinggangmeizhu 5 SL, Validacin 3 - 5 L, Anvil 5 SC

 4. Cây mía - Rệp bông trắng: Oncol 20 EC, Supracide 40 ND, Bi58 40 ND, Bassa 50 EC. - Sùng trắng hại mía: Basudin 10H, 5H, Vibam 5H.

 5. Cây rau - Sâu khoang, sâu xanh: Vi-BT 1600WP, Sherpa 25 EC, Regent 800 WG, Match 50 EC, Decis 2.5 EC, Polytrin 440 EC, Pegasus 500 SC. - Rầy, rệp: Actara 25 WG, Trebon 10 EC, Regent 800 WG - Bọ nhảy hại rau: Sherpa 25 EC, Decis 2.5 EC, Polytrin 440 EC - Dòi đục lá: Sherpa 25 EC,Regent 800 WG, Padan 95 Sp. - Nhện hại: Comite 73Ec, Otus 5SC, Dandy 15EC - Bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng, thán thư hại rau đậu: Score 250 ND, Daconil 75 WP, Vicarben 50 HP, Anvil 5 Sc - Bệnh mốc sương cà chua, khoai tây, thán thư hại dưa: Ridomil MZ - 72WP, Champion 77WP, Daconil 75WP. - Bệnh thối thân, lở cổ rể, cháy lá: Rovral 50 HP, Anvil 5 Sc, Validacin 5 L 6. Cây Cam, chanh - Sâu vẽ bua, sâu nhớt: Bassa 50 EC, Polytrin 440 EC, Callous 500EC - Rầy, rệp: Trebon 10 EC, Decis 2.5 EC, Supracide 50EC, Sherpa 25 EC. - Nhện hại: Comite 73Ec, Otus 5SC, Dandy 15EC - Bệnh chảy gôm: Ridomil MZ - 72WP, Aliette 80WP

kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

02:03 1
1. Sử dụng theo 4 đúng
 * Đúng thuốc Căn cứ đối tượng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng hoặc nông sản cần được bảo vệ để chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc cần sử dụng. Việc xác định tác nhân gây hại cần sự trợ giúp của cán bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật hoặc khuyến nông. · Đúng lúc Dùng thuốc khi sinh vật còn ở diện hẹp và ở các giai đoạn dễ mẫn cảm với thuốc, thời kỳ sâu non, bệnh chớm xuất hiện, trước khi bùng phát thành dịch. Phun trễ sẽ kém hiệu quả và không kinh tế. · Đúng liều lượng, nồng độ Đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc, đảm bảo đúng liều lượng hoặc nồng độ pha loãng và lượng nước cần thiết cho một đơn vị diện tích. Phun nồng độ thấp làm sâu hại quen thuốc, hoặc phun quá liều sẽ gây ngộ độc đối với cây trồng và làm tăng tính chịu đựng, tính kháng thuốc. · Đúng cách Tùy vào dạng thuốc, đặc tính thuốc và những yêu cầu kỹ thuật cũng như nơi xuất hiện dịch hại mà sử dụng cho đúng cách. Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu phun vào buổi trưa, do nhiệt độ cao, tia tử ngoại nhiều làm thuốc nhanh mất tác dụng, thuốc bốc hơi mạnh dể gây ngộ độc cho người phun thuốc. Nên đi trên gió hoặc ngang chiều gió. Nếu phun ở đồng xa nên đi hai người để có thể cứu giúp nhau khi gặp nạn trong quá trình phun thuốc. 2. Hỗn hợp thuốc Là pha hai hay nhiều loại thuốc nhằm trừ cùng một lúc được nhiều dịch hại. Tuy nhiên cần lưu ý các điểm sau: Chỉ nên pha các loại thuốc theo sự hướng dẫn ghi trong nhãn thuốc, bảng hướng dẫn pha thuốc hoặc sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật biết rõ về đặc tính của thuốc. Nên hỗn hợp tối đa hai loại thuốc khác nhóm gốc hóa học, khác cách tác động, hoặc khác đối tượng phòng trừ trong cùng một bình phun. Hỗn hợp thuốc nhằm một trong những mục đích sau: Mở rộng phổ tác dụng. Sử dụng sự tương tác có lợi. Hạn chế sự mất hiệu lực nhanh của một số hoạt chất. Gia tăng sự an toàn trong sử dụng. Tiết kiệm công lao động, tăng hiệu quả kinh tế. * Lưu ý khi pha thuốc hỗn hợp: - Chỉ hỗn hợp các thuốc có thể bổ sung hiệu lực cho nhau và mở rộng phổ tác dụng - Hầu hết các thuốc có thể hỗn hợp được với nhau, trừ một số trường hợp như không hỗn hợp thuốc bordeaux (tính kiềm cao) không pha chung với các thuốc trừ sâu bệnh khác; chế phẩm Bt không hỗn hợp với chế phẩm có nguồn gốc kháng sinh (như kasumin); thuốc trừ cỏ cho lúa hiện nay không được pha chung với nhau và với thuốc trừ sâu bệnh nếu không được hướng dẫn trên bao bì; Không phối hợp thuốc có tính acid với tính kiềm. - Nồng độ pha chung: Giữ nguyên nồng độ mỗi loại thuốc, chia lượng nước định phun thành 2-3 phần, pha loãng 2-3 loại thuốc rồi đổ chúng vào với nhau, quấy kỹ. Pha 2 thuốc để trừ 2 đối tượng khácnhau (thuốc trừ sâu và trừ bệnh) thì bảo đảm nguyên nồng độ của 1 hoặc cả 2 loại thuốc (giảm 50% so với dùng riêng), nhưng lượng nước phun phải đủ yêu cầu. Ví dụ: Bình bơm 12 lít pha 3 loại thuốc: Regent 800WG + Tilt – supe 300ND + Sasa 20WP, lấy 4 lít nước hòa với 1g Regent đổ vào 4 lít nước đã có 10ml Tilt -supe, sau đổ nốt 4 lít nước đã hoà 1 gói Sasa, quấy kỹ rồi đem phun. - Pha hỗn hợp xong phải dùng ngay để tránh bị phản ứng phân huỷ. Thí dụ trên lúa có thể hỗn hợp applaud với bassa để trừ rầy nâi, padan với validacin, với fujione. - Hiện nay đã có nhiều loại thuốc được pha sẵn để phần nào đáp ứng thị hiếu của bà con nông dân như thuốc trừ cỏ Butanil 55 EC, Tilt super 300 ND, Sumibass 75 EC, shepatin trừ sâu cuốn lá lúa; ametrintox trừ sâu đục thân, rầy nâu… Chú ý: Việc pha 3 - 4 loại thuốc với nhau hiệu quả của từng loại thuốc có thể bị giảm. Nếu thấy thuốc pha hỗn hợp với nhau có hiện tượng dung dịch thuốc thay đổi theo hướng nóng lên hoặc kết tủa, chứng tỏ rằng các hoạt chất có trong các loại thuốc này phản ứng mạnh với nhau, không nên sử dụng.

Hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

01:56 0
Results image for root protection protection
Hiện nay do sự thiếu hiểu biết kiến thức về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên một số hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV không hiệu quả làm ô nhiễm môi trường gây ngộ độc cho con người. Để giúp nông dân thực hiện tốt việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật UBND xã hướng dẫn bà con nông dân một số kinh nghiệm trong việc sử dụng thuốc BVTV như sau:


1. Làm thế nào để chọn thuốc sử dụng cho có hiệu quả?


Muốn mua thuốc phải biết loại dịch hại và và phải xác định được thời gian nào cần sử dụng. Nếu không biết, phải hỏi cán bộ chuyên môn hoặc người bán thuốc. Khi sử dụng thuốc, phải nắm được:

– Lọai thuốc, hoạt tính

– Thời gian và cách sử dụng

– Liều lượng, cách pha trộn

– Phương pháp phun hoặc rải

– Biện pháp an toàn

– Băng màu biểu hiện độ độc

– Thuốc còn trong hạn sử dụng

– Có đầy đủ số đăng ký chất lượng và kinh doanh

 


2. Xin cho biết các dạng thuốc có trên thị trường?

Thành phần quan trọng nhất trong thuốc bảo vệ thực vật là hoạt chất ( a.i.). Hoạt chất của thuốc không những chỉ giết dịch hại mà còn nguy hiểm đến chết người. Hoạt chất của thuốc thường ở dạng đậm đặc mà người sử dụng không nhìn thấy được. Do đó trong nhà máy người ta phải pha trộn hoạt chất với các phụ gia không độc hại ở thể lỏng dung dịch, nhũ dầu, bột, hạt, cốm… .Sau khi gia công gọi là thành phẩm và có thể đóng vào chai, bao bì để phân phối sử dụng. Các loại thuốc có thể sử dụng ngay không cần pha loãng hoặc phải pha loãng trước khi phun.

 


3. Xin cho biết những điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật?

Thuốc bảo vệ thực vật là thuốc độc. Độc đối với người, sinh vật và làm ô nhiễm môi trường. Người sử dụng thuốc phải biết được tính năng độc hại của các loại thuốc và cần phải được tập huấn để phòng ngừa và xử lý tai nạn rủi ro. Nhân viên phân phối thuốc và người bán thuốc phải hướng dẫn cách sử dụng thuốc cho khách hàng. Nên nhớ: Không cho phép người không biết sử dụng thuốc đi phun xịt thuốc Cấm trẻ em và gia súc đến gần dụng cụ phun thuốc khi chưa được lau chùi sạch sẽ.

 


4. Do đâu thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường?


Thuốc gây ô nhiễm môi trường do các trường hợp sau:

– Thuốc rò rỉ, rơi vải khi lưu chứa trong kho, khi vận chuyển, pha trộn và phun thuốc

– Không xử lý các bao bì, chai, lo đựng thuốc sau khi sử dụng trên đồng ruộng

– Rửa các dụng cụ chứa thuốc, bơm thuốc dư thừa vào nguồn nước hoặc đổ ra ven đường

Nên nhớ:

– Không sử dụng thuốc gần các nguồn nước cho ăn, uống và ao hồ nuôi cá

– Thuốc còn dư sau khi phun, cần pha loãng ra 10 lần, phun tiếp trên cây trồng, không đổ bỏ vào môi trường.

 


5. Những điểm nào cần lưu ý khi đọc nhãn thuốc bảo vệ thực vật?


- Phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun thuốc

- Các điểm quan trọng cần lưu ý trên nhãn thuốc là:

– Tên thương mãi, tên hoạt chất, công ty nào sản xuất?

– Thuốc này phòng trừ loại dịch hại gì? Trên cây trồng gì?

– Phương pháp sử dụng như thế nào?

– Độ độc thế nào đối với người sử dụng?

– Phòng độc như thế nào?

– Những mặt nào cần chú ý để ngăn ngừa?

– Có dư lượng nguy hiểm không? Thời gian cách ly an toàn sau khi phun?