Hiển thị các bài đăng có nhãn PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

Chăm sóc rau màu sau mưa bão

17:17 0

HƯỚNG DẪN
Chăm sóc rau màu sau mưa bão

Hiện nay do ảnh hưởng của thời tiết nhiều diện tích rau màu đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để giúp nhân nhân chăm sóc tốt cho rau màu và khôi phục lại sản xuất UBND xã ra thông báo hướng dẫn cán bộ nhân dân xã một số biện pháp sau:
1.     Tháo nước khơi thông dòng chảy thoát nước ra khỏi ruộng
2.     Bổ xung tro bếp vào gần gốc cây để tro hút nước lên bề mặt nhanh.
3.     Đối với những diện tích rau màu mới trồng, mặt luống rau bị dí rẽ, cây con có bộ rễ chưa phát triển mạnh thì nên xới xáo nhẹ, phá váng mặt luống giúp cây hồi phục nhanh hơn kết hợp với trồng dặm các cây bị khuyết để đảm bảo mật độ.
*Chú ý: Tuyệt đối không nên phá váng cho diện tích cây rau màu đã lớn lúc vừa tạnh mưa nhất là các cây có bộ rễ phát triển sum xuê. Vì làm vậy rễ cây sẽ bị xây xát hoặc đứt, nấm và vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập gây hại mạnh hơn.
 Kích thích bộ rễ phát triển và hạn chế bệnh hại cho cây
Do mưa lớn kéo dài, lượng nước bề mặt và dưới bề mặt trong ruộng ở tình trạng thừa đối với rau màu nên bộ rễ cây sẽ có nguy cơ bị úng gây nên hiện tượng vàng lá, nghẹt rễ và chết.
Vì vậy, nông dân cần kịp thời giải quyết được mối nguy này bằng cách: Dùng supe lân(1,5 - 2 kg/sào) hoặc các loại phân bón chuyên dùng siêu ra rễ (theo liều lượng khuyến cáo) tưới cách gốc cây 10 - 15 cm nhằm kích thích bộ rễ phát triển, hồi phục lại tốt hơn. Đồng thời sử dụng các chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái phun lên thân lá rau màu từ 2 - 3 lần cách nhau 3 - 5 ngày phun 1 lần mục đích để cây tăng sức đề kháng, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, thân cây cứng, hạn chế dập nát, đổ ngã. Giai đoạn này tuyệt đối không nên sử dụng nhiều phân đạm vô cơ để bón cho cây, cần chú ý bón phân cân đối là biện pháp chủ động phòng trừ sâu bệnh.
4.     Phòng trừ sâu bệnh
Mưa lớn kéo dài còn là điều kiện thuận lợi để nấm và vi khuẩn gây bệnh tấn công rau màu qua vết thương xây xát. Vì vậy, sau khi mưa dứt, tranh thủ lúc thời tiết khô ráo, thân lá cây không còn đọng nước nên phun thuốc phòng bệnh cho thân lá và bộ rễ rau màu.
Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Validacin, Topsin, Nativo, Aliette,Mancozeb... phun lên thân lá và vùng rễ cây trồng. Nếu thị trường có bán chế phẩm nấm đối kháng Trichodecma, tốt nhất nên sử dụng chế phẩm này tưới gốc rau màu theo liều lượng khuyến cáo từ 1 - 2 lần cách nhau 5 ngày nhằm giảm thiểu lượng cây bị chết rũ do bộ rễ bị thối hỏng đồng thời, kích thích rễ phát triển nhanh hơn, cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
*Chú ý:
-Nếu đã dùng chế phẩm nấm đối kháng Trichodecma tưới gốc thì tuyệt đối không được phun hoặc tưới thuốc trừ bệnh hóa học xuống vùng rễ cây trồng sẽ gây phản ứng có hại (nấm đối kháng bị diệt nên không phát huy tác dụng). Nên kết hợp chế phẩm Trichoderma với chế phẩm phòng trừ bệnh do nấm và vi khuẩn CT-AKH L đây là chế phẩm phòng trừ sâu bệnh thế hệ mới vừa có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh vừa thúc đẩy quá trình phát triển của nấm Tricoderma
- Không nên bấm ngọn tỉa cành hoặc vặt lá gốc cho rau màu ngay sau khi mưa dứt vì sẽ dễ làm nấm, vi khuẩn xâm nhập gây hại cây.
-Không nên sử dụng phân bón lá giàu đạm hoặc chất kích thích sinh trưởng GA3 phun cho rau sau mưa vì dễ làm cây bị thối hỏng do bộ lá mềm mỏng, thân cây vóng mướt.
-Nếu dùng màng phủ nông nghiệp phủ rau thì không nên đục lỗ quá nhỏ, không nên che màng phủ kín cả má (mé) luống xuống tận dõng. Vì làm vậy ôxi rất khó lưu thông vào bộ rễ cây, lượng nước thừa thoát ra ngoài luống cũng rất khó, nấm và vi khuẩn g gây bệnh lại phát sinh phát triển gây hại rễ cây nhiều.


Biện pháp khắc phục lúa và hoa màu sau mưa bão

17:16 0

THÔNG BÁO
Biện pháp khắc phục lúa và hoa màu sau mưa bão

Hiện nay, diện tích lúa mùa cơ bản đã gieo cấy xong, Lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của mưa bão kéo dài đã làm thiệt hại đáng kể những diện tích lúa vùng trũng, Để giúp nhân dân Phục hồi lại diện tích lúa sau mưa UBND xã ra thông báo hướng dẫn một số biện pháp khắc phục như sau: 
1. Vớt sạch rong rêu để lúa ngoi lên. Dùng thuốc trừ bệnh Validacin hoặc Anvil kết hợp với khoảng 0,5 lạng Kalisunphat (kali trắng)/bình để phun cho lúa non nhằm hạn chế nấm khô vằn có sẵn trong ruộng xâm nhập gây hại chết lúa, đồng thời giúp lúa cứng cáp hơn, không bị lả lướt trên mặt nước. 
2. Sau khi phun thuốc phòng bệnh và phân kali trắng cho ruộng từ 3-4 ngày nông dân nên sử dụng một trong số các loại phân bón lá (phân siêu vi lượng hoặc hữu cơ sinh học…) để phun thúc cho lúa nhanh hồi phục thân lá. 
3. Đối với lúa gieo thẳng được từ 3-5 lá/cây tiến hành bón thúc khoảng 30% tổng lượng đạm và kali kết hợp với dặm tỉa để lúa đẻ nhánh được thuận lợi. 
Chú ý: Nông dân không nên bổ sung đạm u rê cho lúa non lúc này sẽ làm cho thân lá mạ thêm mềm yếu dễ lướt hơn.  
- Nếu lúa sau bão bị hạn chế phát triển thân lá và có hiện tượng vàng lá, nghẹt rễ thì khẩn trương thay nước cho ruộng và sử dụng vôi tả (20 kg/sào) hoặc các chế phẩm vi sinh xử lý đất như Trichodecma hoặc AT-YTB… kết hợp với sử dụng một số chế phẩm phân bón lá siêu lân hoặc siêu vi lượng để giúp rễ, lá lúa phục hồi nhanh hơn. Khi thấy rễ lúa đâm trắng mới bón đạm và kali để thúc cho lúa đẻ. 
- Việc phun thuốc cỏ tiền nảy mầm sau gieo nếu kiểm tra không có tác dụng vì gặp mưa lớn hoặc nông dân chưa kịp xử lý thì chờ khi cây lúa đã được hồi phục nông dân mới tiến hành xử lý cỏ trong ruộng bằng một trong các loại thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm sau: Cow 36WP; Sifata 36WP, Fenrim 18.5WP, Fitri 18.5WP, Sunrice 15WDG, Run life 15WDG,... 

4.  Với những diện tích lúa cấy mạ nền cứng thì cần giữ mực nước trong ruộng khoảng 2 cm để cho cây lúa có chỗ dựa và thân lá được tươi. Không nên tháo cạn quá lúa sẽ dễ bị gãy hỏng. Vớt sạch rong rêu để lúa ngóc dễ dàng hơn. Tiếp đó sử dụng phân bón lá siêu lân hoặc siêu vi lượng kết hợp với 0,5 lạng kalisunphat/bình phun cho lúa từ 1-2 lần cách nhau 4-5 ngày để giúp lúa hồi phục nhanh hơn, thân lá ngóc được sớm. 

Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

Nun 2047 - Hướng dẫn Phòng trừ bệnh hại ớt mùa mưa

00:39 0

1. Mùa mưa ớt thường mắc những loại bệnh nào? 

 Mùa mưa ớt mắc rất nhiều các loại bệnh nhưng bệnh hại nặng nhất là bệnh thối trái ( cách gọi khác là bệnh thán thư). Bệnh phát triển mạnh và lây lan nhanh trong mùa mưa. Nếu không được phòng trừ kịp thời sẽ làm cho ruộng ớt bị hỏng đi nhanh chóng. Bào tử nấm bệnh thán thư phát triển thuận lợi và dễ dàng xâm nhiễm vào trái ớt trong điều kiện ẩm độ từ 80 – 100% và nhiệt độ từ 25 – 30 độ C. Các bào tử nấm được phát tán nhờ gió và nước mưa đến khắp tán của cây. Vết bệnh điển hình trên trái có dạng hơi tròn đến bầu dục, hơi lõm vào thịt trái, bệnh càng nặng vết lõm càng rộng, màu nâu xung quanh, ở giữa màu vàng cam đậm và có nhiều vòng đồng tâm. 

 2. Làm thế nào để phòng trừ bệnh thối trái. 

 2.1 Trước khi trồng Khâu làm đất cần chú ý: Nếu là đất cũ đã trồng ớt vụ trước cần thu gom tàn dư cây và đốt sạch sẽ, những trái ớt vụ trước bị bệnh cần được nhặt bỏ, đem tiêu hủy để tránh nguồn bệnh lây lan cho vụ sau. Sử dụng nấm trichodema phun lên mặt luống ( Lưu ý đất phải ẩm) hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cây con. 
2.2 Lên luống: Làm luống cao và thoát nước tốt, nên phủ bạt nilon trên mặt liếp trồng để hạn chế sâu bệnh hại từ đất lây lan lên cây. 
2.3 Chọn giống sạch bệnh, Ngâm hạt giống khỏe và sạch bệnh vì nấm bệnh thán thư có khả năng lan truyền qua hạt giống. 
2.4 Trồng ớt ở mật độ thích hợp, Tránh trồng dày vì sẽ tạo ẩm độ cao trong tán cây ớt tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển. 
2.5 Sử dụng phân bón hợp lý, tránh bón phân thừa đạm, nên sử dụng phân Nitrat Canxi để giúp cây ớt phát triển tốt đồng thời tăng cường khả năng chống chịu bệnh. 
2.6 Khi trồng ớt ra ruộng Cần tưới nấm trichodema 2 lần/ tháng trong 2 tháng đầu để tăng cường khả năng kháng bệnh cho cây 
2.7 Khi ớt ra hoa. Cần cắt bỏ những nhánh ở dưới thấp, hoặc những nhánh tiếp giáp mặt đất kể cả những trái ớt ở gần mặt đất, vì đó sẽ là nơi giúp bào tử nấm bệnh xâm nhập lây lan từ mặt đất lên cây. Nên sử dụng biện pháp tưới thấm, tưới gốc cho cây ớt là tốt nhất. 
2.8 Khi phát hiện vết bệnh thán thư, Bệnh thối đọt trên trái, thân, lá, đọt non và hoa cần ngắt bỏ, thu gom và tiêu hủy tất cả để tránh lây lan mầm bệnh. Mặt khác, sau cơn mưa đêm, nên tưới xả nước (tưới rửa) cho cây ớt vào sáng hôm sau và phun ngừa ngay bằng thuốc. 

3. Nên sử dụng loại thuốc nào để phòng trừ bệnh thối trái ớt

Các loại thuốc phòng trừ bệnh hại ớt trên thị trường hiện nay rất nhiều nhưng tôi khuyên các bạn nên sử dụng ALIETTE 800WG Của công ty bayer. Tôi đã làm thí nghiệm cho nông dân sử dụng thử nhiều loại thuốc nhưng riêng loại thuốc này có khả năng làm cho vết bệnh khô nhanh nhất. đồng thời hiệu lực của thuốc cũng kéo dài. Nativo 750Wg cũng được đưa vào thí nghiệm nhưng hiệu quả không bằng ALIETTE 800WG, về cách sử dụng các bạn cứ sử dụng theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì thuốc là được. Lưu ý trước khi thu hoạch phải đảm bảo thời gian cách ly an toàn để tránh ngộ độc thuốc. 

4. Bạn có thể mua loại thuốc này ở đâu

Loại thuốc này có bán ở các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn các bạn đang ở, Còn bạn nào không mua được thuốc thì liên hệ với tôi tôi sẽ giúp đỡ SĐT của tôi: 01654894896. Cuối cùng chúc các bạn sản xuất thuận lợi và được mùa, trúng giá

Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

Gói "Dịch vụ bảo vệ thực vật tốt nhất" cho nông dân

01:12 0

Đây là câu chuyện có thật vào đầu tháng 1/2017.  Có một nông dân nọ gửi mail cho nhà khoa học  và nói rằng anh ấy muốn mua gói dịch vụ bảo vệ thực vật tổng hợp từ nhà khoa học
Gói dịch vụ tổng hợp ấy là gì:

 1. Vật tư đầu vào cho sản xuất lúa vụ xuân anh ấy mua lại từ nhà khoa học
Lúa giống 15kg
Thuốc BVTV cho 10 sào bắc bộ:
- Thuốc trừ cỏ
- Thuốc ngâm hạt giống
- Thuốc phòng trừ bọ trĩ
- Thuốc phòng trừ đạo ôn
- Thuốc phòng trừ khô vằn
- Thuốc trừ Rầy
Phân bón cho 10 sào lúa
2. Nhà khoa học sẽ giúp anh ta bảo vệ lúa xuân để lúa của  anh đạt năng suất cao.

Sau khi nghe xong nhà khoa học vô cùng ngạc nghiên vì không hiểu tại sao anh nông dân nọ lại có ý nghĩ như vậy trong khi nhà anh tận miền nam còn nhà khoa học tận miền bắc.
Tuy nhiên sau khi trao đổi một hồi lâu nhà khoa học nhận ra, thì ra anh cũng là người hiểu biết về quy trình sản xuất lúa và một số loại sâu bệnh sẽ xuất hiện làm ảnh hưởng đến lúa vụ xuân. Song lý do khiến anh đặt vấn đề mua gói dịch vụ của nhà khoa học chính vì, anh thường không kiểm soát được sâu bệnh và cách phòng trừ không đúng thời điểm nên lúa của anh cho năng suất không cao.

Nghe đề xuất của anh nông dân nhà khoa học thấy rất thú vị nên đã đồng ý hợp tác
Vậy Làm thế nào mà anh nông dân và nhà khoa học có thể hợp tác với nhau khi 2 người cách xa nhau hàng trăm cây số như vậy.