Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

BỆNH HÉO RŨ TRÊN CÀ CHUA


Bệnh héo rũ cà chua là một trong những bệnh gây thiệt hại nhất cho cây cà chua. Bệnh được ghi nhận đầu tiên tại Italy vào năm 1882, nghiên cứu chuyên khảo được Smith thực hiện vào năm 1986 tại Mỹ. Cho đến nay bệnh phổ biến rất rộng ở hầu hết các nước châu Á, Phi, Mỹ, Úc., bệnh gây hại nghiêm trọng chủ yếu ở các nước vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm. Bệnh gây thiệt hại kinh tế lớn, giảm năng suất từ 5-100% tùy theo loài cây, giống cây, vùng địa lý, và nhiều yếu tố khác.

1.Triệu chứng.

Bệnh xuất hiện trên mọi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây, từ giai đoạn cây con đến khi cây ra hoa kết quả cho đến khi thu hoạch. Đặc trưng của bệnh là cây bị héo , tình trạng héo có thể xảy ra cục bộ trên từng cành đến toàn bộ cây tùy theo vị trí gây hại của vi khuẩn, nếu bệnh xảy ra tại phần gốc sẽ làm cho cây bị héo toàn bộ, mặc dù đất vẫn đầy đủ nước để cung cấp cho cây. Cây bị héo nhưng toàn bộ cây từ thân, cành đến lá vẫn còn xanh nên được gọi là bệnh héo xanh, các lá héo bị rũ xuống nên cũng gọi là bệnh héo rũ, dùng dao cắt xẻ dọc thân cây sẽ thấy các mạch dẫn bị phá hủy có màu nâu làm cho quá trình vận chuyển nước nuôi cây bị tắc mạch, cây thường phản ứng bằng cách tạo nên các nốt sần ( là các nốt rễ phát sinh) xung quanh thân tại vị trí gần gốc
Đây là vi khuẩn đa thực: gây hại trên 250 loài cây trồng thuộc 50 họ thưc vật ở nhiều vùng địa lý trên thế giới.



3.Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh


Vi khuẩn xâm nhiễm qua các vết thương cơ giới do tỉa cắt cành hoặc vết chích của côn trùng ở rễ, thân, Bệnh truyền lan trên đồng ruộng nhờ nước tưới, nước mưa, gió bụi, đất bám dính ở các dụng cụ dùng để vun xới.. Tốc độ xâm nhiễm và gây bệnh trong cây trồng  cò thể diễn ra chậm hoặc rất nhanh, tốc độ này phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng cây trồng, sức đề kháng của cây, ẩm độ đất và nhiệt độ môi trường. Chúng phát triển nhanh ở ẩm độ đất cao, nhiệt độ từ 24 – 380C.
Mưa nhiều hoặc tưới ngập rãnh tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
Vi khuẩn tồn tại trong đất, trong tàn dư cây trồng, cỏ dại.

4. Biện pháp phòng trừ :

• Biện pháp giống

Tạo giống kháng bệnh.
Trồng cây ghép (cà chua/ gốc cà tím).

• Biện pháp nông học

-Ngâm nước ruộng trong 15-30 ngày, hoặc cày phơi ải để hạn chế nguồn bệnh.
-Luân canh cây trồng; đây là biện pháp đem lại hiệu quả cao, có thể Luân canh với cây lúa nước hoặc các loài cây không phải là ký chủ như ngô, mía, bông. Không nên trồng cà chua 2 vụ liên tiếp trên một chân đất.
-Tăng cường bón phân hữu cơ, phân hoai mục và bón vôi.
-Tưới nước vừa đủ, cần chọn đất trồng cao ráo không ngập úng vào mùa mưa.
– Sử dụng cây giống ở vườn ươm không bị bệnh.
– Vệ sinh đồng ruộng dọn sạch cỏ dại.

 Biện pháp lý học

Nhổ bỏ cây bị bệnh gom lại đem đi đốt.
Tránh việc tiếp xúc giữa cây bệnh và cây khỏe, lưu ý khi tưới nước, tỉa cành, thu hái quả.

 Biện pháp sinh học

Sử dụng chế phẩm vi sinh vật đối kháng, tạo điều kiện cho đất tơi xốp, nhiều chất hữu cơ để tăng số lượng và hoạt tính đối kháng của các vi sinh vật đối kháng ở trong đất như Pseudomonas fluorescens, Bacillus polymyxa…

• Biện pháp hóa học

. Cần phát hiện sớm dùng các loại thuốc dưới đây có thể hạn chế được bệnh.
Avalon 8WP pha 25gam thuốc cho bình 16 lít nước, phun 4 bình cho 1000 m2 nếu bệnh nặng phun lặp lại sau 3 ngày, có thể dùng tưới vào gốc.
Miksabe 100WP Pha 20 gam thuốc cho bình 16 lít nước, phun 4-6 bình cho 1000 m2. Phun khi bệnh chớm xuất hiện tránh phun khi trời nắng nóng hay mưa nhiều.thời gian cách ly 5 ngày.
Actinovate 1 SP. Pha 10gam thuốc cho bình 16 lít nước,phun cho 500 m2 , phun lặp lại sau 1 tuần, thuốc có thể phối trộn với các thuốc trừ sâu và trừ bệnh thông thường trừ những thuốc gốc đồng, không khuyến cáo phối trộn với các thuốc trừ vi khuẩn khác. Thời gian cách ly 1 ngày.
Cũng có thể dùng các thuốc khác như Stepguard, Kasuran, Kasumin

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét