Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

Nun 2047 - Hướng dẫn Phòng trừ bệnh hại ớt mùa mưa


1. Mùa mưa ớt thường mắc những loại bệnh nào? 

 Mùa mưa ớt mắc rất nhiều các loại bệnh nhưng bệnh hại nặng nhất là bệnh thối trái ( cách gọi khác là bệnh thán thư). Bệnh phát triển mạnh và lây lan nhanh trong mùa mưa. Nếu không được phòng trừ kịp thời sẽ làm cho ruộng ớt bị hỏng đi nhanh chóng. Bào tử nấm bệnh thán thư phát triển thuận lợi và dễ dàng xâm nhiễm vào trái ớt trong điều kiện ẩm độ từ 80 – 100% và nhiệt độ từ 25 – 30 độ C. Các bào tử nấm được phát tán nhờ gió và nước mưa đến khắp tán của cây. Vết bệnh điển hình trên trái có dạng hơi tròn đến bầu dục, hơi lõm vào thịt trái, bệnh càng nặng vết lõm càng rộng, màu nâu xung quanh, ở giữa màu vàng cam đậm và có nhiều vòng đồng tâm. 

 2. Làm thế nào để phòng trừ bệnh thối trái. 

 2.1 Trước khi trồng Khâu làm đất cần chú ý: Nếu là đất cũ đã trồng ớt vụ trước cần thu gom tàn dư cây và đốt sạch sẽ, những trái ớt vụ trước bị bệnh cần được nhặt bỏ, đem tiêu hủy để tránh nguồn bệnh lây lan cho vụ sau. Sử dụng nấm trichodema phun lên mặt luống ( Lưu ý đất phải ẩm) hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cây con. 
2.2 Lên luống: Làm luống cao và thoát nước tốt, nên phủ bạt nilon trên mặt liếp trồng để hạn chế sâu bệnh hại từ đất lây lan lên cây. 
2.3 Chọn giống sạch bệnh, Ngâm hạt giống khỏe và sạch bệnh vì nấm bệnh thán thư có khả năng lan truyền qua hạt giống. 
2.4 Trồng ớt ở mật độ thích hợp, Tránh trồng dày vì sẽ tạo ẩm độ cao trong tán cây ớt tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển. 
2.5 Sử dụng phân bón hợp lý, tránh bón phân thừa đạm, nên sử dụng phân Nitrat Canxi để giúp cây ớt phát triển tốt đồng thời tăng cường khả năng chống chịu bệnh. 
2.6 Khi trồng ớt ra ruộng Cần tưới nấm trichodema 2 lần/ tháng trong 2 tháng đầu để tăng cường khả năng kháng bệnh cho cây 
2.7 Khi ớt ra hoa. Cần cắt bỏ những nhánh ở dưới thấp, hoặc những nhánh tiếp giáp mặt đất kể cả những trái ớt ở gần mặt đất, vì đó sẽ là nơi giúp bào tử nấm bệnh xâm nhập lây lan từ mặt đất lên cây. Nên sử dụng biện pháp tưới thấm, tưới gốc cho cây ớt là tốt nhất. 
2.8 Khi phát hiện vết bệnh thán thư, Bệnh thối đọt trên trái, thân, lá, đọt non và hoa cần ngắt bỏ, thu gom và tiêu hủy tất cả để tránh lây lan mầm bệnh. Mặt khác, sau cơn mưa đêm, nên tưới xả nước (tưới rửa) cho cây ớt vào sáng hôm sau và phun ngừa ngay bằng thuốc. 

3. Nên sử dụng loại thuốc nào để phòng trừ bệnh thối trái ớt

Các loại thuốc phòng trừ bệnh hại ớt trên thị trường hiện nay rất nhiều nhưng tôi khuyên các bạn nên sử dụng ALIETTE 800WG Của công ty bayer. Tôi đã làm thí nghiệm cho nông dân sử dụng thử nhiều loại thuốc nhưng riêng loại thuốc này có khả năng làm cho vết bệnh khô nhanh nhất. đồng thời hiệu lực của thuốc cũng kéo dài. Nativo 750Wg cũng được đưa vào thí nghiệm nhưng hiệu quả không bằng ALIETTE 800WG, về cách sử dụng các bạn cứ sử dụng theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì thuốc là được. Lưu ý trước khi thu hoạch phải đảm bảo thời gian cách ly an toàn để tránh ngộ độc thuốc. 

4. Bạn có thể mua loại thuốc này ở đâu

Loại thuốc này có bán ở các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn các bạn đang ở, Còn bạn nào không mua được thuốc thì liên hệ với tôi tôi sẽ giúp đỡ SĐT của tôi: 01654894896. Cuối cùng chúc các bạn sản xuất thuận lợi và được mùa, trúng giá

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét